Người dân sáng tạo làm kinh tế số với mô hình “Cây xoài nhà tôi”: xã Mỹ Xương, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng
Tháp
Đồng Tháp là địa phương có diện tích trồng xoài lớn nhất đồng bằng sông Cửu Long với hơn 9.000 ha, sản
lượng hàng năm
đạt trên 90.000 tấn. Để mở rộng đầu ra cho đặc sản và giảm sự phụ thuộc vào thương lái, những nông dân
HTX Xoài Mỹ Xương
đã triển khai bán trái cây qua mạng cho khách hàng khắp cả nước theo mô hình “Cây xoài nhà tôi” qua
website:
https://nongsancaolanh.vn. Mô hình này sau đó đã nhân rộng ra
khắp toàn tỉnh, mang lại thu nhập cao,
thay đổi tư duy làm
kinh tế của những người nông dân trồng xoài.
Triển khai hệ thống loa thông minh: xã Đức Lĩnh, huyện Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh
Nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động thông tin cơ sở dựa trên ứng dụng công nghệ thông tin, khắc phục những
hạn chế cơ bản
trong truyền thanh hữu tuyến và vô tuyến, xã Đức Lĩnh, huyện Vũ Quang đã lựa chọn giải pháp truyền thanh
Nextfarm qua
mạng Internet để phát thanh viên không còn ngồi đọc nội dung như trước nữa. Công nghệ trí tuệ nhân tạo,
tự động chuyển
nội dung văn bản sang giọng nói. Phát thanh viên có thể tùy chọn giọng đọc theo ý muốn: giọng nam, nữ,
giọng theo vùng
miền bắc, trung, nam, tốc độ đọc nhanh hay chậm. Nội dung đọc được lưu lại, cho phép phát thanh viên
phát lại nhiều lần.
Thắp sáng làng quê bằng đèn năng lượng mặt trời từ đóng góp của người dân: xã Hương Phú, huyện Hương
Sơn, tỉnh Hà Tĩnh
Bằng việc huy động sự đóng góp sức người, sức của của người dân trong xã. Sau một thời gian thực hiện,
45 cột đèn đã
được lắp đặt tại tuyến từ giáp ranh xã Sơn Trung đến cầu Cửa Gã, thôn Vọng Sơn dài 1 km và tuyến 200 m
từ thôn Hồng Kỳ
đến thôn Cửa Nương. Cột đèn cao 5,5 m, được làm bằng ống thép không gỉ. Mỗi cột cách nhau 25 m, đều lắp
một bóng đèn và
một tấm pin mặt trời đảm bảo thắp sáng hiệu quả cho địa bàn toàn xã.
Triển khai camera giám sát theo hình thức xã hội hóa: xã Mỹ Lộc, huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An
Địa phương đã lắp đặt camera tại 21 điểm với 51 camera khép kín toàn tuyến trên địa bàn xã và khu vực
giáp ranh, tập
trung trên các tuyến đường tỉnh 835 và835B, đường huyện 20, tuyến tránh quốc lộ 50, đường liên xã Mỹ Lộc
- Phước Hậu. Mô
hình camera an ninh của xã Mỹ Lộc đã ghi hình, giúp lực lượng công an huyện Cần Giuộc truy xét nhiều vụ
việc an ninh,
đồng thời góp phần nâng cao ý thức của người dân trong việc tuân thủ pháp luật.
Chợ thanh toán số: chợ Minh Cầu, phường Phan Đình Phùng, thành phố Thái Nguyên
Tại chợ Minh Cầu, từ sạp bán rau cho đến khu bán thịt cá, thực phẩm tươi sống, các quầy bán hàng khô,
tạp hóa, đâu đâu
cũng đều có bảng mã QR được in, ép vuông vắn đặt ngay tại quầy. Không chỉ có 1 mã, nhiều sạp hàng có 2
đến 3 mã QR với
nhiều số tài khoản của các ngân hàng khác nhau để khách thoải mái lựa chọn giao dịch phù hợp khi thực
hiện chuyển khoản.
Cánh đồng lúa thông minh: Hợp tác xã Dịch vụ Nông nghiệp Mỹ Ðông 2
HTX Mỹ Ðông 2, huyện Tháp Mười, tỉnh Ðồng Tháp, do ông Ngô Phước Dũng làm Giám đốc đã trở thành một
trong những hợp tác
xã tiêu biểu toàn quốc trong ứng dụng công nghệ số vào sản xuất, thực hiện thành công mô hình “Cánh đồng
sản xuất lúa
tiên tiến, tiết kiệm nước ứng dụng các giải pháp công nghệ”. Từ đó, tạo ra sản phẩm sạch, thân thiện môi
trường, mang
lại lợi ích bền vững cho thành viên và người tiêu dùng.
Truy xuất nguồn gốc nông sản: Hợp tác xã Cự Nẫm, xã Cự Nẫm, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình
Năm 2019, sau khi nghiên cứu, tìm hiểu về việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm, chị Giang chủ HTX Cự Nẫm đã
thực hiện thủ
tục đăng ký và sử dụng 20.000 tem QR của trung tâm mã số mã vạch quốc gia để truy xuất nguồn gốc sản
phẩm cho Cao cà gai
leo Thanh Bình, việc này giúp gia đình chị quản lý được dòng hàng, bảo vệ thương hiệu, chứng minh nguồn
gốc xuất xứ cũng
như bày tỏ thiện chí minh bạch mọi thông tin cần thiết.
Tự động tưới tiêu cây trồng: Điền Trạch Farm, xã Thọ Xuân, huyện Lam Sơn, tỉnh Thanh Hóa
Với diện tích 3 ha nhà lưới trồng dưa vàng, doanh nghiệp Điền Trạch Farm đã nghiên cứu và lựa chọn hệ
thống điều tiết
dinh dưỡng thông minh Nextfarm Fertikit 4G để giải quyết bài toán sản xuất với yêu cầu độ chính xác cao
cho dưa kim vàng
hoàng hậu. Hệ thống châm phân bón và nước tưới tiêu tự động đã giúp nâng cao tính chính xác và giảm
thiểu tối đa sai sót
từ con người, từ đó nâng cao năng suất 55 % - 60 % so với trước đây.
Chiếu sáng thông minh cho cây trồng: tỉnh Bình Thuận
Hiện nay, cây thanh long là loại cây ăn quả phổ biến và đem lại giá trị kinh tế cao cho tỉnh Ninh Thuận.
Nhằm giúp cây
thanh long tăng sản lượng và chất lượng tốt, bà con nhân dân Bình Thuận đã áp dụng các giải pháp chiếu
sáng công nghệ
cao của Rạng Đông, vừa tiết kiệm chi phí, vừa tăng năng suất cây trồng.
Mô hình trang trại thông minh: Nông trang Thiên Nông, xã Phú Văn, huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước
Nông trang sử dụng ứng dụng AutoAgri (https://autoagri.vn) dựa trên
nền tảng IoT kết hợp các thiết bị
cảm biến đo độ ẩm,
nhiệt độ, độ pH, ánh sáng. Trên cơ sở tự phân tích tình trạng sức khỏe cây trồng, ứng dụng đưa ra những
chỉ thị phù hợp
để cung cấp lượng nước, lượng phân tương thích đến từng gốc cây. Hiện sản phẩm “Bơ Ông Hoàng” của nông
trang đã được
công nhận đạt chuẩn OCOP 4 sao và có mặt tại những siêu thị hữu cơ tại Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và
xuất khẩu ra một
số nước như: Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Thái Lan, Campuchia,...
Trồng rau bằng điện thoại thông minh: Hợp tác xã nông nghiệp Tuấn Ngọc, thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ
Chí Minh
Tháng 2 năm 2022, HTX Tuấn Ngọc bắt đầu ứng dụng hệ thống IoT của AgriConnect vào sản xuất rau thủy
canh. Với bộ điều
khiển được gắn cảm biến đến sát khu vực trồng rau, cho phép biết được nhiệt độ, độ ẩm của cây, trường
hợp ánh sáng quá
mạnh hay quá ít, hệ thống mái che tự động điều chỉnh, nếu độ ẩm trong không khí thấp, hệ thống tự động
kích hoạt phun
sương. Nhờ ứng dụng công nghệ tạo điều kiện môi trường tốt nhất cho rau sinh trưởng nên rau phát triển
nhanh.
Nuôi tôm thông minh: thủ phủ tôm ở tỉnh Sóc Trăng, tỉnh Bạc Liêu
Để giải quyết vấn đề ô nhiễm nguồn nước, trong những năm gần đây một số trại tôm ở các tỉnh Sóc Trăng và
Bạc Liêu đã
tiên phong triển khai giải pháp công nghệ nuôi trồng tôm thông minh do Tập đoàn Rynan Technologies cung
cấp. Hệ thống
bao gồm các cảm biến giúp người dân nắm bắt được các thông số của môi trường, từ đó có điều chỉnh phù
hợp. Máy cho tôm
ăn thông minh tự động điều chỉnh lượng thức ăn hàng ngày dựa trên tình trạng của tôm như mật độ, trọng
lượng trung bình,
chu kỳ lột vỏ và sức khỏe của tôm; chất lượng nước như độ pH, nhiệt độ, độ mặn và độ đục; và các yếu tố
thời tiết khác
như nắng, mưa, gió.
Đưa nông sản lên sàn thương mại điện tử: xã Yên Hòa, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình
Người dân tại địa phương đã sớm triển khai đưa các sản phẩm của xã lên sàn thương mại điện tử PostMart.
Trong thời gian
10 tháng (từ tháng 8 năm 2020 đến hết ngày 30 tháng 6 năm 2021), số lượng sản phẩm bán ra là 4.204, tăng
4,5 lần; ước
tính tăng thu nhập cho lao động của hợp tác xã từ 1,5 triệu đồng/người/tháng lên 4,5 triệu
đồng/người/tháng, gấp 3 lần
so với trước đây.
Thiết lập kênh bán hàng độc lập: Trang trại DFarm, xã Cổ Bi, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội.
DFarm là một hệ thống trang trại cung cấp các loại nông sản, rau củ quả hữu cơ đến người tiêu dùng. Với
đặc trưng nông
sản hữu cơ, không sử dụng chất bảo quản, doanh nghiệp luôn trăn trở làm sao để xây dựng một kênh bán
hàng trực tuyến của
riêng mình để trực tiếp quảng bá sản phẩm đến tay người tiêu dùng và giảm phụ thuộc vào thương lái, phân
phối cho bên
thứ ba. Qua quá trình tìm hiểu và thử nghiệm, DFarm quyết định chọn phương án xây dựng một gian hàng
trực tuyến nhỏ, một
trang web đơn sử dụng nền tảng Ladipage. Một website đơn giản như vậy vừa đủ với nhu cầu quảng bá sản
phẩm hữu cơ của
người nông dân, vốn có số lượng sản phẩm ít, nhưng thông tin mỗi sản phẩm đa dạng, yêu cầu nội dung,
hình ảnh chân thực
đủ sức thuyết phục khách hàng.
Tiếp thị quảng cáo số trên nền tảng mạng xã hội: Hợp tác xã Noọng Piêu, xã Phiêng Khoài, huyện Yên Châu,
tỉnh Sơn La
HTX Noọng Piêu (tỉnh Sơn La) livestream qua mạng xã hội TikTok, quay phát trực tiếp hình ảnh những trái
mận chín đỏ
trong khu vườn hơn 50 ha, nhiều khách hàng đã đặt mua ở ô bình luận, có người mua 5 – 10 kg, có người
mua mấy chục ký
mận. HTX tiến tới xây dựng kênh “Nông sản Sơn La” trên TikTok để bán các sản phẩm OCOP gồm xoài, lê,
mận, khoai sọ,…
tươi lẫn sấy khô.
Triển khai bán hàng đa kênh: Ba Thức Food, tỉnh Gia Lai
Ba Thức Food là một thương hiệu nông sản Tây Nguyên “hot” trên các sàn thương mại điện tử. Sự phát triển
mạnh mẽ khiến
doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong việc quản trị hàng tồn kho, vận hành, tài chính và chăm sóc khách
hàng như nhiều
doanh nghiệp kinh doanh nông sản khác. Doanh nghiệp đã lựa chọn giải pháp quản lý bán hàng đa kênh của
Haravan để giúp
quản lý sản phẩm cùng lúc trên nhiều kênh thương mại điện tử. Thay vì phải vào từng trung tâm nhà bán
hàng của từng kênh
thương mại điện tử để đăng tải sản phẩm, khai báo tồn kho, cài đặt giá và các chương trình khuyến mại,
Ba Thức Food giờ
chỉ cần thao tác từ một ứng dụng trung tâm Haravan rồi đồng bộ thông tin lên các kênh thương mại điện
tử.
Kết nối tiêu thụ nông sản: xã Đồng Cốc, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang
HTX Lục Ngạn Xanh là hợp tác xã đã đồng hành cùng và kết nối với đơn vị cung ứng và kiểm soát chất lượng
nông sản
FoodMap suốt nhiều năm vừa qua. Toàn bộ nông sản của HTX sẽ được thu mua, đóng gói, bảo quản và vận
chuyển đến người
tiêu dùng theo quy trình nghiêm ngặt, đảm bảo đưa nông sản ngon lành nhất đến với mọi nhà qua các kênh
phân phối số
(FoodMap.asia), các sàn thương mại điện tử, mạng xã hội thương mại hay các chợ số.
Quản trị và kinh doanh du lịch: thị trấn Măng Đen, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum
Sóc’s House là một cơ sở lưu trú được yêu thích tại thị trấn Măng Đen, nơi thu hút hàng ngàn lượt du
khách mỗi ngày. Để
đáp ứng được nhu cầu quản trị, bán hàng và chất lượng dịch vụ cho khách lưu trú, Sóc’s House đã lựa chọn
ezCloudhotel,
Nền tảng quản trị khách sạn thị phần số 1 Việt Nam. Các tính năng được thiết kế phù hợp giải quyết các
vấn đề mà Sóc’s
House cũng như nhiều homestay khác đang gặp phải trong quá trình bán hàng và quản trị dịch vụ thăm quan,
lưu trú.
Tham quan di sản số: xã Ngũ Thái, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh
Ban Quản lý Khu bảo tồn văn hóa Luy Lâu, nơi lưu trữ nhiều hiện vật độc đáo, quý giá của người Việt xưa
đã đặt hàng công
ty VietsoftPro, một doanh nghiệp có hơn 15 năm kinh nghiệm trong việc số hóa di sản trên mọi miền của tổ
quốc. Doanh
nghiệp đã sản xuất và lưu lại những thước phim, hình ảnh tiêu biểu nhất về đời sống vật chất, đời sống
văn hóa tinh thần
và nghệ thuật trình diễn của đồng bào dân tộc Kinh; xây dựng tour tham quan 3D các di tích lịch sử, điểm
du lịch nổi
bật; số hóa 3D các hiện vật như: trang phục (hiện đại, truyền thống), công cụ lao động, nhạc cụ biểu
diễn,… thường xuất
hiện trong đời sống thường nhật của đồng bào.
Làng nghề số: làng gốm Bát Tràng, xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội
Trước tình hình sản xuất, kinh doanh gặp nhiều khó khăn trước và trong đại dịch COVID-19, nhiều hộ gia
đình trong làng
nghề đã linh hoạt tìm kiếm thị trường thông qua mạng xã hội, fanpage và sàn thương mại điện tử. Những
hình ảnh, video về
quá trình sản xuất và sản phẩm của làng nghề được tích cực giới thiệu, quảng bá trên Facebook, Zalo đến
với đông đảo
khách hàng. Với việc áp dụng công nghệ số, Làng nghề đã giới thiệu sản phẩm được đến các nơi, đồng thời
gắn mã truy xuất
nguồn gốc cho từng sản phẩm. Đồng thời, tổ chức các buổi giới thiệu sản phẩm trực tuyến, thăm khu trưng
bày trên không
gian ảo,… khiến khách hàng ở xa rất hứng thú, bởi họ như được trải nghiệm trực tiếp mà không cần đến tận
nơi.
Nhà trọ chuyển đổi số: phường Phương Canh, quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội
Phường Phương Canh nằm trong cụm công nghiệp Bắc Từ Liêm, gần các trường đại học, cao đẳng lớn của thành
phố. Do đó nhu
cầu thuê nhà trọ của công nhân các nhà máy, xí nghiệp, sinh viên các trường, người lao động đến cư trú
là rất lớn. Trên
90 % các chủ trọ trên địa bàn phường Phương Canh đã cài đặt và sử dụng các ứng dụng quản lý nhà trọ giúp
tự động hóa và
tối ưu hóa các quy trình quản lý, giúp khách thuê trọ dễ dàng hơn trong việc tìm nhà trọ phù hợp với nhu
cầu. Ngoài ra,
ứng dụng quản lý nhà trọ cho phép chủ nhà trọ theo dõi tình trạng phòng, quản lý khách thuê, hợp đồng,
hóa đơn một cách
dễ dàng và chính xác.
Chỉ đạo xây dựng:
Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông
Phó Chủ tịch Ủy ban quốc gia về chuyển đổi số
Tổ biên tập:
Ông Nguyễn Huy Dũng, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông
Bà Trần Thị Quốc Hiền, Phó Cục trưởng Cục Chuyển đổi số quốc gia
Ông Trần Minh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Kinh tế số và Xã hội số
Ông Nguyễn Văn Thuật, Vụ Kinh tế số và Xã hội số
Ông Lê Công Phú, Cục An toàn thông tin
Ông Trần Nguyễn Ngọc Thành, Vụ Kinh tế số và Xã hội số
Ông Trần Quang Hưng, Cục An toàn thông tin
Ông Đặng Tùng Anh, Cục Chuyển đổi số quốc gia
Ông Hoàng Sơn, Vụ Kinh tế số và Xã hội số
Ông Nguyễn Thanh Thảo, Cục Chuyển đổi số quốc gia
Ông Nguyễn Huy Kháng, Cục Chuyển đổi số quốc gia
Ông Vũ Việt Hùng, Cục An toàn thông tin